Thang máy giờ đây không chỉ được sử dụng trong các tòa nhà công cộng, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn mà nó còn là thiết bị có mặt trong các hộ gia đình. Đơn giản nhờ những công dụng tuyệt hảo cũng như sự tiện lợi trong quá trình trải nghiệm, con người ta ngày càng cảm thấy thang máy là thiết bị cần thiết trong cuộc sống hiện đại hóa.
Thang máy có nhiều kiểu thiết kế và đáp ứng cho từng quy mô, không gian, tính chất sử dụng khác nhau, chính vì vậy chúng được phân biệt và thể hiện ngay trong tên gọi. Thang máy tải thực phẩm, thang máy tải hàng… thường có mặt trong các nhà hàng, khu vực công cộng… Còn đối với thang máy gia đình, cái tên này phần nào giúp người dùng hiểu về công dụng và không gian phù hợp để lắp đặt sản phẩm này.

Mỗi loại thang máy khi bắt tay vào công đoạn thiết kế, lắp đặt đều mang một yêu cầu kỹ thuật riêng vì thế, cần đảm bảo an toàn và có chuyên môn khi thực hiện công việc này.
Đối với thang máy gia đình nói riêng, trên thực tế, ở những địa chỉ cung cấp và lắp đặt chuyên nghiệp, sau khi làm việc, khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ bản vẽ thiết kế hố thang máy và có sự giám sát, theo dõi của đội ngũ kỹ thuật trong suốt quá trình thi công nhằm đảm bảo an toàn và chuẩn xác.
Để đảm bảo điều đó, về phía chủ đầu tư và kiến trúc sư giám sát cần nắm được và lưu ý những điểm sau đây
Những lưu ý khi lắp đặt hố thang máy
Kích thước
Thang máy gia đình với nhiều kích thước khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho từng không gian. Đối với loại mino nhằm tiết kiệm diện tích cho gia đình, kích thước hố thang máy thông thủy được cung cấp là 1,3m chiều sâu x 1,4m chiều rộng tương ứng với trọng lượng thang máy phù hợp là 250kg để lắp đặt. Kích thước nhỏ nhắn này được các hộ gia đình sở hữu diện tích nhà hẹp khá ưa chuộng vì vừa đảm bảo chức năng, đồng thời thiết kế gọn gàng, hợp lý.
Ngoài ra, chú ý về độ dày của tường bao quanh, thông thường sẽ sử dụng với kích thước 100m hoặc 200m là đã có thể đảm bảo về độ chắc chắn, an toàn khi lắp đặt và vận hành. Tuy nhiên, để tiết kiệm diện tích cho những căn nhà hẹp, nhỏ, độ dày của tường bao quanh có thể được thiết kế với kích thước 100m để tiết kiệm tối đa không gian nhưng vẫn yên tâm về khâu chất lượng. Lúc này, ở giếng thang sẽ được bố trí 4 cột 4 góc với kích thước 100x300mm vì vậy có thể chắc chắn về khoản chịu lực.
Phòng máy
Các thiết bị như máy kéo, tủ điều khiển đều là bộ phận rất quan trọng được thiết kế và bố trí đặt trong phòng máy, chính vì vậy, ở giai đoạn này, cả chủ đầu tư và nhân viên kỹ thuật phải tuân thủ và thực hiện chính xác theo bản thiết kế của nhà nhà sản xuất nhằm đảm bảo an toàn, tính kết cấu chịu lực đồng thời đáp ứng độ thông thoáng phù hợp cần có.

Đây là bước vô cùng quan trọng, bởi vậy, ngay từ bước tiến hành, tư vấn, kiểm tra nhân viên kỹ thuật đều thực hiện tỉ mỉ, tìm hiểu kỹ càng trước khi đổ bê tông phần sàn phòng máy.
Tuy nhiên, một vài điểm đáng chú ý khi thiết kế phòng máy
- Làm lỗ thoáng để đảm bảo thông thoáng, hạn chế lượng nhiệt dư thừa giải phóng bên trong giúp không khí trao đổi tuần hoàn. Bên trong phòng máy chứa rất nhiều mạch và đường điện tử vì thế, ô thoáng này cần được thiết kế rào chắn mưa cũng như các điều kiện ngoại cảnh khác.
- Tiêu chuẩn thích hợp về khoảng cách tính từ mặt sàn cuối cùng có cửa thang máy đến mặt sàn buồng máy là 3.8m.
- Để trống hai lỗ kỹ thuật với kích thước từng ô 200 x 200mm, 700 x 700mm.
- Thực hiện khóa 4 mặt hố thang bằng dầm bê tông trước khi tiến hành đổ sàn.
- Thiết kế lối cửa cho phòng máy; làm móc treo pa lăng, đặt trên nóc phòng máy tại vị trí trùng với trung tâm lỗ kỹ thuật 700mmx700mm
Hố PIT
Hố PIT không thể thiếu trong các loại thang máy sử dụng cáp tải kéo, tùy vào loại thang máy để yêu cầu hố PIT tương ứng với chiều sâu khác nhau, điển hình là 450mm, 600mm. Dưới hố PIT sẽ được lắp đặt, trang bị các thiết bị như giảm chấn đối trọng, giảm chấn cabin, đối trọng của thiết bị khống chế vượt tốc, công tắc hành trình.
Khi làm hố PIT, cần phải lưu ý kích thước bằng với kích thước hố thang máy. Yêu cầu độ dày hố PIT trên 200mm, độ sâu khoảng 600mm hoặc hơn. Ngoài ra, hố PIT nên được đổ bê tông 5 mặt, nhằm đáp ứng độ chống thấm tốt, luôn khô ráo.
Cửa thang máy
Thang máy gia đình mang kích thước loại mini sẽ có phần cửa khoảng 2,1m chiều cao x 0,65m chiều rộng. Vì thế khi tiến hành, cần chú ý để chừa một khoảng trống lớn hơn so với kích thước cửa nhằm đảm bảo vừa vặn khi lắp đặt cửa đồng thời phần trống còn lại sẽ được ốp gạch, đá sau khi hoàn thiện bước này với mục đích tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ căn nhà.
Nhân viên kỹ thuật sẽ để trống phần ốp khoảng 200-400mm hoặc có thể hơn tùy vào mong muốn của chủ đầu tư trong việc trang trí, thiết kế.

Lưu ý, đà linteau treo hệ thống giữa cửa tầng: Hệ thống rail dẫn hướng thang máy yêu cầu khoảng cách 1500mm phải có một điểm bắt cố định vào tường nên khi làm hố cần phải làm hệ thống đà linteau 3 mặt hố vào khoảng giữa tầng.
Các chi phí khi sử dụng thang máy gia đình
Thực chất, có rất nhiều người thắc mắc và băn khoăn rằng, khi sử dụng thang máy có vấn đề gì bất cập hay không, hoặc mức điện năng tiêu thụ trung bình là bao nhiêu? Hơn nữa, cũng có khá nhiều phát sinh trong việc bảo dưỡng, trường hợp mất điện gặp sự cố… đều là điều mà chủ đầu tư quan tâm. Cụ thể ra sao, chúng ta cùng tham khảo thông tin dưới đây:
Chi phí tiền điện
Các loại thang máy hiện nay đều được nghiên cứu và sản xuất theo cơ chế thông minh, thiết lập các điều khiển, tự động tắt khi không có người dùng, ngoài ra công suất của thang máy gia đình không lớn, tần suất sử dụng ở mức trung bình. Vì thế, mức tiêu thụ điện năng cũng như phí tiền chi trả cũng khá ít.
Chi phí bảo dưỡng
Trong thời gian đầu sử dụng thang máy, khách hàng có thể yên tâm rằng bên cung cấp và lắp đặt thiết bị sẽ kiểm tra hệ thống định kỳ theo chế độ bảo hành, không phát sinh chi phí bảo dưỡng thời điểm này.
Tuy nhiên, sau khi hết bảo hành, chủ đầu tư nên đặt mua gói bảo dưỡng với bên thi công để có thể kiểm tra định kỳ cho sản phẩm. Bởi thang máy là thiết bị đòi hỏi tính an toàn và ổn định tuyệt đối.

Chi phí thay thế phụ tùng
Là sản phẩm yêu cầu tính chính xác cao, chất lượng tốt vì thế thang máy rất ít khi phải thay thế thiết bị, hơn nữa nó còn có thời gian sử dụng dài hạn. Trong quá trình vận hành, có chăng thì khách hàng cũng chỉ phải thay đèn ở cabin với mức chi phí rất ít ỏi thôi.
Chi phí kiểm định
Theo luật Nhà nước, cứ 3 năm một lần thang máy phải được kiểm định đối với thang dùng dưới 20 năm. Kiểm tra định kỳ hàng năm với thang máy dùng trên 20 năm.
Ở lần đầu kiểm định, chi phí này sẽ do bên cung cấp thiết bị chi trả. Những lần tiếp theo, người dùng chi trả mức chi phí này cứ 3 năm một lần là 2.000.000 đồng, nếu tính theo tháng, chỉ mất 55.000 đồng.
Một số thông tin về thang máy gia đình chúng tôi cung cấp, hin vọng khách hàng sẽ tham khảo và hiểu rõ hơn về thiết bị này, từ đó, có sự lựa chọn phù hợp và an toàn tuyệt đối.
Trả lời